Bình Thuận Không Ngừng Thực Thi Các Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động Tại Nông Thôn

Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương tỉnh Bình Thuận không ngừng nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ người lao động có nhu cầu tìm việc làm.

Theo ghi nhận, trong khi nhu cầu tìm việc làm tăng mạnh đồng thời đã kéo theo tỷ lệ canh tranh trong thị trường tìm việc làm tại Bình Thuận  tăng trưởng cao theo tỷ lệ thuận, trong đó người lao động tại khu vực nông thôn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Sau quá trình thực thi một số công tác hỗ trợ, bài toán việc làm cho lao động nông thôn tại Bình Thuận đã đạt kết quả khả quan khi tỷ lệ thất nghiệp trong địa bàn tỉnh giảm đáng kể. Điều này được xem là một khởi sắc tốt đẹp cho sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong thời gian qua.

Theo ghi nhận, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn tại Bình Thuận khá lớn. Sự thiếu hụt trong công tác áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa được phổ biến, dẫn đến năng suất lao động thấp, gây ra sự khó khăn cho phần lớn người dân trong quá trình giải quyết công ăn việc làm. Điều này đồng thời dẫn đến một hệ quả không hay đến khía cạnh đời sống – xã hội,  khi gián tiếp tạo ra nhiều tệ nạn xã hội.

Chính quyền đã nhận thấy được vấn đề cấp bách cần được giải quyết ngay chính là tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là lao động tại khu vực nông thôn. Cụ thể, tỉnh Bình Thuận đã chủ động kết hợp với nhiều cơ quan chức năng tổ chức mở thêm nhiều lớp dạy nghề, qua đó giúp người nông dân tạo ra năng suất cao và hiệu quả trên cùng diện tích canh tác. Qua đó, chính quyền cũng chú trọng đến lực lượng lao động trong các ngành, lĩnh vực phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương, đảm bảo lao động có việc làm sau các khóa đào tạo.
Theo báo cáo gần đây cho thấy, toàn tỉnh có hơn hàng chục nghìn lao động được đào tạo nghề một cách bài bản; vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, số lao động được giải quyết việc làm cũng đạt một kết quả khả quan.

Chính quyền địa phương cũng đã cân nhắc xem xét kỹ lưỡng các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, qua đó đã ghi nhận được tính thiết thực, hiệu quả mà các chương trình mang lại sau khi áp dụng thực tế. Sau khi được đào tạo, lao động nông thôn đã góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, hạn chế sự di chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị. Thêm vào đó, thông qua các chương trình đào tạo nghề, nhiều người dân đã có thể áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra, một số học viên sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo có thể chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh các dịch vụ về cơ khí và giống cây trồng góp phần tăng thêm thu nhập và đảm bảo cuộc sống ổn định hơn.

Mô hình dạy nghề lưu động cũng là một hình thức đang được ưa chuộng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện nay. Các trung tâm dạy nghề đã tiến hành phối hợp với các trường cao đẳng, đại học đào tạo các lớp chuyên ngành lái xe, thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi và chuyển giao công nghệ, qua đó truyền đạt lại kinh nghiệm làm ăn cho nông dân. Nhờ vậy, tỷ lệ % lao động sau học nghề có được việc làm gia tăng đáng kể.

Bên cạnh một số thành tựu đạt được, tỉnh Bình Thuận vẫn gặp phải không ít khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, do một bộ phận không nhỏ người lao động chưa nhận thức đầy đủ về việc học nghề và tìm việc làm nên số lượng người lao động đăng ký học nghề còn ít hoặc bỏ học giữa chừng làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy. Ngoài ra, hầu hết các lớp dạy nghề đều tổ chức xa trung tâm nên công tác giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn và điều kiện phục vụ chưa được đảm bảo. Và một trong những khó khăn lớn nhất trong công tác dạy nghề cho người lao động có nhu cầu tìm việc làm trong thị trường việc làm Bình Thuận hiện nay chính là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn lực giảng viên